Sự thật về chuyện thây ma sống lại
Ngày nay, hình ảnh của những xác ướp sống lại (các zombie) xuất hiện thường xuyên trên truyền hình, phim ảnh, và thậm chí trong các tin tức. Dĩ nhiên, xác ướp không phải là “sản phẩm” của thời đại kĩ thuật số - chúng xuất hiện từ nhiều thập kỉ trước nhờ nền văn hóa đại chúng, đặc biệt là nhờ bộ phim kinh điển Night of the Living Dead năm 1968 của George Romero.
>>"Xác ướp đẻ con" là chuyện bịp?
Nguồn gốc câu chuyện về zombie
Trên thực tế, Blake Smith tiết lộ rằng: “Nhiều người nghĩ rằng Night of the Living Dead nói về xác ướp, nhưng Romero không bao giờ gọi những nhân vật đó là xác ướp, ông gọi chúng là quỷ. Chính công chúng mới là người đưa ra cái tên zombie, và sau đó tên gọi này trở nên phổ biến.”
Một phụ nữ ăn mặc như một zombie ở Sydney, Úc. Ảnh: Getty.
Mặc dù vậy, có nhiều người không coi câu chuyện về xác ướp sống lại như một câu chuyện đùa vui. Họ tin rằng điều này là có thật. Trong nền văn hóa Haiti, cũng như nhiều nền văn hóa châu Phi – nơi tràn ngập niềm tin vào ma thuật và phù thủy, niềm tin vào chuyện xác ướp có thể sống lại đã phổ biến nhiều thập kỉ. Nhiều người không mảy may nghi ngờ gì về chuyện này, kể cả khi họ chưa bị “tiêm nhiễm” vào đầu những hình ảnh thây ma hết sức đáng sợ trong những bộ phim Hollywood giật gân.
Không giống như hình ảnh độc ác về các zombie được phim ảnh tô vẽ ngày nay, các xác ướp sống lại trong văn hóa Haiti ban đầu không phải là các nhân vật phản diện mà là các nạn nhân. Họ bị điều khiển bởi các trò phù thủy nhằm thực hiện một số mục đích cụ thể (thường là lao động).
Trong lịch sử, việc sợ hãi các xác ướp sống dậy đã được sử dụng như một phương pháp kiểm soát chính trị và xã hội ở Haiti. Những người có được khả năng này – chủ yếu là các phù thủy, được gọi là bokors – được cộng đồng tôn trọng và e sợ.
Cách tiêu diệt zombie
Trong tiểu thuyết, các nhà văn cũng đề cập tới một số cách để tiêu diệt zombie (phổ biến nhất là chặt đầu hoặc bắn súng vào đầu của xác ướp). Viêc này được coi là để giải phóng người chết khỏi tình trạng bị sai khiến, không được coi là giết người (giết một người đã chết?).
Có một số cách khác như cho zombie ăn muối, hoặc cho các zombie nhìn thấy biển. Có quan niệm cho rằng, nếu làm như vậy, tâm trí của các xác ướp sẽ được thức tỉnh, và nó sẽ cố gắng trở về an nghỉ trong ngôi mộ của mình.
Vậy, trong lịch sử, liệu đã có những thây ma sống dậy không?
Nhiều người tin là có, nhưng bằng chứng cho chuyện này lại rất ít. Hiện người ta còn lưu lại một vài trường hợp, trong đó, có một người đàn ông bị tâm thần tên là Clairvius Narcisse. Ông này, vào năm 1980, tuyên bố rằng bản thân đã “chết” vào năm 1962, và sau đó trở thành một zombie và bắt phải làm việc như một nô lệ trong một đồn điền mía tại Haiti. Đáng tiếc là Clairvius Narcisse không đưa ra được bằng chứng cho tuyên bố này của mình.
Bằng chứng khoa học cho zombie?
Ngoài Haiti (và một số nơi tin rằng Zombie thực sự tồn tại), câu chuyện về những xác ướp sống lại mặc nhiên được coi là sản phẩm của trí tưởng tượng, không khác gì so với huyền thoại về người sói hay ma cà rồng.
Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong những năm 1980, khi Wade Davis, một nhà dân tộc học tại Harvard, tuyên bố đã phát hiện ra một bí mật về "bột zombie" trong khi làm việc ở Haiti. Các thành phần chính của chất bột này được cho là một chất độc thần kinh có thể được sử dụng để đầu độc nạn nhân vào một trạng thái giống như xác ướp sống dậy.
Davis đã viết nhiều cuốn sách về chủ đề này, trong đó có cuốn The Serpent và Rainbow, sau đó được chuyển thể thành một bộ phim kinh dị của đạo diễn Wes Craven. Mặc dù cuốn sách thu được nhiều thành công, nhưng nhiều nhà khoa học hoài nghi về tuyên bố của Davis.
Họ cho rằng ông đã phóng đại sức ảnh hưởng và số lượng của chất độc thần kinh trong các mẫu bột mà ông tìm thấy ở Haiti. Về mặt lí thuyết, sai khiến các thây ma để họ làm việc theo ý mình là một việc nghe có vẻ lí tưởng, nhưng trong thế giới thực, rất khó có thể thực hiện điều này vì rất khó xác định lượng độc tố cần thiết để sai khiến các thây ma: quá ít độc tố sẽ chỉ đem lại tác dụng tạm thời, trong khi quá nhiều độc tố sẽ giết chết nạn nhân của nó.
Kể cả khi gạt nghi ngờ về dược lý sang một bên, vẫn còn tồn tại nhiều lí do khác để nghi ngờ chuyện zombie là có thực. Quá trình biến người thành zombie sẽ khiến cho não bị hư hỏng, thiếu sự phối hợp và chậm có phản ứng – nói các khác, sử dụng sai khiến những zombie chậm chạp và vụng về như vậy hẳn là một chuyện không dễ chịu gì.
Hơn nữa, xét về mặt kinh tế, việc sử dụng zombie không có ý nghĩa kinh tế ở Haiti. Đây là quốc gia nghèo nhất ở Tây bán cầu, lúc nào cũng có nguồn lao động rẻ/rất rẻ để làm việc trong các trang trại và đồn điền. Ở một đất nước mà thu nhập bình quân hằng năm là ít hơn 2000$, có rất nhiều người sẵn sàng làm việc mà chẳng cần huy động tới các thây ma.
Ngoài ra, dù không phải trả lương cho các zombie, những lao động từ địa ngục này vẫn cần được mặc quần áo, lo chỗ ở và cho ăn. Điều này đã phá vỡ hầu hết các tiềm năng lợi nhuận từ việc sử dụng chúng. Và dĩ nhiên, các đồn điền và trang trại đầy các công nhân zombie chẳng bao giờ được tìm thấy.
Ngay cả khi có nhiều lí do chính đáng để tạo ra một zombie, câu hỏi vẫn còn – ngay cả khi thuốc bột zombie của Davis là có thực, vậy tại sao mọi người chẳng mảy may bận tâm tạo ra một zombie. Sẽ mất nhiều thời gian và nỗ lực để bắt cóc một người nào đó, đẩy họ vào tình trạng “chết giả”, có được một lượng vừa phải các độc tố, hồi sinh họ và bắt họ làm việc. Tóm lại, zombie thực sự vẫn là một huyền thoại chưa được chứng minh.
Hà Nguyễn