watch sexy videos at nza-vids!
Truyện ma
Ngày 17-6-2002, cụ đau nặng. Đến 17 giờ cùng ngày thì tim ngừng đập, chân tay lạnh toát. Anh Trần Việt Tăng, trưởng nam đã cùng gia quyến cáo phó. Thầy cúng làng bên lục tục xách chiêng trống sang. Bà con nội ngoại lại gần. Cụ đi thật rồi! …Mọi việc chuẩn bị chu đáo, ban tang lễ được lập ra, bỗng nhiên khoảng 5 giờ sáng, cụ Trần Cảnh cựa quậy. Mọi người xôn xao. Chả ai tin, phải để đến vài giờ sau, cụ Trần Cảnh mới tỉnh hẳn. Anh Tăng đỡ cụ ngồi dậy, câu đầu tiên cụ nói: “Bây mần cái chi chi mà ầm ĩ lên rứa?”. Đến nay cụ Trần Cảnh vẫn khỏe mạnh. Chỉ có điều sau lần chết đi sống lại ấy, tai cụ có phần nghễnh ngãng và mắt nhìn không được chuẩn cho lắm. Báo ANTG số 150 ra ngày 3-6-2004 tại trang 32 có đăng mẩu chuyện lạ, nhan đề Đặt chuông trong quan tài để cứu người chết sống lại. Theo bài báo, do các công ty chuyên về bốc mồ mả thường xuyên phát hiện có các vết cào cấu bên trong quan tài, chứng tỏ không ít người chết chôn xuống đất đã sống lại nên trong mỗi quan tài họ bán đều có gắn một loại chuông báo động. Theo đó, nếu người chết khi chôn, sau đó nếu có sống lại thì có thể bấm để mọi người tới đào lên kịp thời. Khi đem tất cả các chuyện này trao đổi với anh Hồ Văn Chấn, bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới, được giải thích như sau: Những người chết kiểu ấy chỉ là chết lâm sàng, nhưng bộ não của họ vẫn còn hoạt động. Trong quá trình hoạt động đó, nếu bộ não gặp một hiện tượng chấn hưng, lập tức kích thích các bộ phận trong cơ thể làm việc trở lại. Bác sĩ Hồ Văn Chấn còn cho biết, những trường hợp hy hữu ấy thường thuộc những người có một quá trình sống lành mạnh, không đau ốm, ăn uống điều độ, không sử dụng các chất kích thích, thường xuyên lao động hoặc năng tập thể dục thể thao. __________________ Sau đó, biết hết những gì đã xảy ra với mình, bà Kỳ kể rằng, bà đói, khát, phải đi xin ăn nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng là một ông già khỏe mạnh từ trong nhà chạy ra, vác cái dùi to tướng đuổi đánh bà tới tấp. Sợ quá bà vừa chạy vừa hét. Tiếng hét làm bà tỉnh lại… Sau khi “chết” một lần, bà Kỳ đã sống tiếp 31 năm nữa, tức vào năm 1981 bà mới quy tiên. Tôi đã đến gặp chị Nguyễn Thị Bơ, vợ anh Đào Tiến Trung tại tiểu khu 3, phường Đồng Sơn, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Biết tôi có ý định viết bài báo về người chết sống lại, chị vui vẻ dẫn vào chuyện ngay: Mẹ tôi là bà Phạm Thị Cháu, người làng Đồng Hải, thị xã Đồng Hới. Mẹ tôi không có con trai nên lúc ở với con này, khi ở với con khác trong ba chị em chúng tôi. Năm 1992, mẹ tôi bước vào tuổi 79 nhưng vẫn còn mạnh khỏe, minh mẫn. Một buổi chiều đi chơi nhà hàng xóm về bà bảo mệt. Mặc dù chúng tôi xức dầu, xoa bóp, nhưng độ một giờ sau thì bà bất động, chân tay lạnh toát, hai mắt nhắm nghiền và tim ngừng đập. Tin mẹ tôi chết nhanh ***ng lan truyền trong tiểu khu. Một số người trong Hội Người cao tuổi đã đến cùng gia đình bàn soạn cho việc tang lễ. Mọi việc chuẩn bị chu đáo chờ tới giờ nhập quan thì bất ngờ mẹ tôi cựa mình sống lại. Sau đó, bà thuật lại chuyện vào chợ mua gì ai cũng không bán, xin ăn không ai cho, lại bị một người to khỏe bắt nhốt vào một cái chum rồi đậy kín lại. Ngạt thở, bà vung tay ưỡn người, giãy giụa, và thế là mở mắt… Chị Nguyễn Thị Bơ còn cho biết, bà Phạm Thị Cháu sống khỏe mạnh thêm 11 năm, hưởng thọ 90 tuổi. Theo tác giả Quang Long trong bài Một xã có 2 người chết sống lại in trong Tri thức trẻ, phụ trang của báo Tiền Phong số 110 (tháng 9-2003) thì tại thôn 2, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh có cụ Trần Thị Ban, 83 tuổi. Năm 40 tuổi cụ lâm bệnh nặng và “qua đời”. Người ta đắp chiếu từ đầu hôm đến mờ sáng. Bà mẹ lại gần, đột nhiên thấy con cử động rồi kêu toáng lên: “Bay ơi, con Ban sống lại rồi đây này”. Quả nhiên, lật chiếu thì bà Ban ngồi dậy. Hiện nay cụ Ban đang sống cùng người con gái của cụ trong ngôi nhà nhỏ ở thôn 2. Cũng tại địa phương trên, nhưng ở thôn 3 có cụ Trần Cảnh… Năm nay cụ 95 tuổi. Lúc nhỏ, tôi từng nghe mẹ kể rằng khoảng giữa năm 1948, một lần đi bán rong nước mắm lại làng Mỹ Đức, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình bỗng thấy bà con dân làng xôn xao, nháo nhác vì có một đám tang gặp sự cố “xưa nay hiếm”. Đó là khi con cháu, người thân sắp hạ quan tài xuống huyệt thì bỗng nghe tiếng “lộp cộp, lộp cộp” từ trong quan tài phát ra. Linh cảm điều lạ, người ta liền mở nắp quan tài thì ông cụ, người đã chết 3 ngày sắp sửa bị chôn ấy thản nhiên ngồi dậy. Câu đầu tiên “người chết” nói là: “Bây nhốt tao đến chết khát đây này!”. Người làng Trung Bính, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình quê tôi cho đến nay cũng biết chuyện người chết sống lại đã từng xảy ra. Nhân vật là bà Nguyễn Thị Kỳ (tên thường gọi là bà Táy – tên con gái đầu). Bà sinh năm 1898, lấy chồng từ năm 16 tuổi. Bà sinh được 10 người con 6 trai, 4 gái, trong đó có anh Nguyễn Văn Bảy, con trai thứ hai, nguyên là Đồn trưởng Đồn Công an thị xã Đồng Hới giai đoạn 1964-1970. Chồng qua đời năm bà 42 tuổi. Năm 1950, sau hai tuần ốm nặng, không ăn uống gì, tim bà ngừng đập. Cả nhà khóc nức nở bên thi thể bà đã nằm bất động. Ông Nguyễn Ty, một người trong họ của bà Kỳ được phân công khâm liệm. Phải đợi cô con gái đầu là chị Nguyễn Thị Táy lấy chồng xa về gặp mẹ lần cuối nên ông Nguyễn Ty chỉ làm các thủ tục cần thiết trước khi nhập quan. Nhưng khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bà chết, ông Nguyễn Ty ngồi bên bỗng nghe thấy bà Kỳ kêu “ú ớ, ú ớ” và tờ giấy điều đắp trên mặt bà động đậy rồi hai tay vung mạnh. Ông Nguyễn Ty tiến lại gần, giở tờ giấy điều thì thấy bà Kỳ mở mắt. Bà thều thào: “Cho tao chén nước, khát quá!”. Mọi người xúm vào đỡ bà dậy. Sau khi uống cạn cốc nước, bà Kỳ chớp mắt và hỏi: – Làm gì mà tụ đập đông đến thế? Hôm nay cúng ai mà có hương đèn? __________________