Chử Hiểu Sinh, ngụ cư tại Bì Châu tỉnh Sơn Đông. Cha chàng là một vị Hiếu Liêm nổi tiếng làm giáo thụ ở Tế Nam. Sinh đậu Tiến sĩ lúc còn rất trẻ, nhưng chỉ ham đọc sách, không tha gì đến việc tiến thủ nơi quan trường. Chàng cùng mấy người bạn tâm đầu ý hợp, sống ẩn dật ở Mông Sơn, dựa vào chân vách núi, dựng nên một phong cảnh tuyệt mỹ, có đủ cả suối trong, non bộ, hoa tươi cổ thụ. Giữa lưng chừng núi đã có sẵn từ trước một ngôi chùa cũ, mái xanh tường đỏ, điện đường cao ráo rộng rãi. Đa số các hòa thượng đều tỏ ra nỗ lực tu trì khổ hạnh.
Ngôi chùa chỉ cách chỗ ở của Sinh chừng độ trăm bộ. Trong chùa trồng đủ các loại hoa mẫu đơn, năm sắc khoe màu, hương thơm ngào ngạt, không đâu bằng. Mỗi khi gặp mùa hoa nở, nam thanh nữ tú đua nhau đến ngắm, nối đuôi nhau không dứt.
Một hôm, Sinh ngẫu hứng đi lại quanh quẩn dưới chân núi, thấy một đám thiếu nữ, quần hồng áo tía, kết thành đoàn, phần đông là gái nhà quê, hoặc giả thành thị, nhưng chả có cô nào đáng gọi là giai nhân cả, nên Sinh cũng chẳng hề lưu tâm đến. Mãi đến lúc mặt trời sắp lặn, bóng ô đã gác đầu non, du khách đều đã mệt mỏi, sau một ngày du ngoạn. Sinh cũng tính đóng cửa để vào nhà, thì chợt từ xa, chàng thấy có hai con a hoàn để tóc trái đào, dẫn một người con gái, khoan thai tiến lại. Người con gái coi ý tứ, thái độ có vẻ phong nhã, linh hoạt, khác hẳn các cô gái khác. Lúc đến gần, Sinh thấy quả là một trang quốc sắc, diễm tuyệt. Chàng nhủ thầm trong bụng, vùng thôn trang quê mùa này, lẽ nào lại có người đẹp đến thế. ý chừng hẳn là người từ phương xa lại.
Một lát sau, lại thấy người con gái từ trong chùa đi ra. Cũng lại đi ngang qua cửa nhà Sinh, bấy giờ chàng còn đứng đó. Thế là hai người vô tình bốn mắt nhìn nhau. Người con gái e thẹn cúi đầu bước đị Sinh những muốn cùng nàng bắt chuyện, nhưng không tìm được cơ hội, thì may thay, người con gái vì cấp bách bước đi, để rơi chiếc khăn tay xuống đất, Sinh vội vã chạy lại nhặt lên, hô gọi con a hoàn để trả cho nàng.
Người con gái nói mấy lời tạ ơn Sinh, đôi mắt long lanh đưa đẩy, càng làm cho Sinh cảm thấy chứa chan thâm tình, bất giác hồn tiêu phách tán ngẩn người ra như tượng gỗ.
Người con gái đi được chừng hơn mười bộ, thì quay lại rút trong ống tay áo ra một chiếc khăn tay bằng lụa trắng, bên trong gói một vật, trao cho con a hoàn để đưa lại cho Sinh và nói:
- Vật này chẳng biết có phải ông tú đánh rơi đó chăng?
Sinh sợ người ngoài nhìn thấy, vội vã giấu vào trong bụng, quí như được vật báu vua ban. Trước khi đi, người con gái còn nói với a hoàn:
- Trước cửa nhà mình có hai cây liễu, tơ buông phơ phất mỗi khi có gió thổi, trông rất đẹp mắt. Trong vườn trồng chuối xen lẫn hoa đào nở. Như quả ông tú có dịp đi hội đạp thanh ngang qua, thì xin mời ông ấy vào chơi uống chén trà xanh nhá.
Người con gái cố ý nói cho Sinh nghe thấy. Lời nói dịu dàng, nhỏ nhẹ mà líu lo như tiếng chim oanh hót trên cành hoa. Nói xong, nàng cùng hai con a hoàn vội vã đi về hướng Đông. Còn lại mình Sinh tâm thần ngơ ngẩn, nhìn theo cho đến lúc bóng người con gái đã khuất mới chịu vào trong nhà. Bấy giờ mới mở chiếc khăn tay bằng lụa màu trắng của người con gái ra coi, thấy bên trong có gói một con ve sầu làm bằng ngọc, sắc trắng trơn tru nhẵn nhụi, điêu khắc rất là tinh vi tỉ mỉ, không phải là vật thuộc thời đại bây giờ. Sinh quí báu như bảo vật, đêm ngày đeo bên người.
Vài hôm sau, Sinh nẩy ý muốn đi tìm tông tích của người con gái, bèn sửa soạn dung mạo, áo quần cho thật chỉnh tề đắc ý, rồi mới khởi hành. Chàng men theo đường đi về hướng Đông. Đi được vài dặm, quả nhiên gặp một thôn nhỏ, ước chừng năm sáu nóc nhà lơ thơ, cửa gỗ, nhìn xuống suối, bên trên có chiếc cầu nhỏ bắc xéo ngang. Sinh bước sang cầu, rồi men theo bờ suối đi về hướng Đông. Từ xa đã thấy một tòa nhà mới chỉnh trang lại, tường quét vôi trắng có vẽ hình chữ Vạn của nhà Phật. Trong vườn đủ cả hoa đào, hoa mận, hoa lê, hoa hải đường trăm hoa đua nở, lại được gió đông phe phất đưa đẩy, hương thơm ngào ngạt đến tận gan phổi.
Sinh nhủ thầm trong bụng, đây hẳn là nhà của người con gái, tuy vậy chàng cũng chưa dám liều đến gõ cửa, chỉ bồi hồi chậm bước đi đi lại lại, hy vọng có gặp được người nào chăng.
Mãi một lúc thật lâu, Sinh thình lình nghe tiếng mở cửa ken két, rồi hai con a hoàn từ trong nhà bước ra, tay bưng một lẳng hoa. Sinh vội vã tiến gần lại, ân cần hỏi thăm tin tức. Hai con a hoàn cũng nhận ra Sinh, bèn hỏi họ tên của chàng, rồi nói:
- Chủ nhân hôm nay đến Thê Hà Sơn để học đạo, trong nhà chỉ còn có đàn bà con gái, không tiện giữ ông tú lại để khoản đãi biết làm sao bây giờ.
Sinh hỏi hai đứa a hoàn đi đâu, thì chúng đáp:
- Đem lẳng hoa này sang biếu các chị em ở xóm bên.
Sinh ngắm nhìn lẳng hoa, thấy đủ mọi loại.
Hai đứa a hoàn lại nói:
- Lẳng hoa này do đích thân tay A Cô kết thành đấy.
Sinh hết lời khen ngợi sự thông minh mẫn tiếp của người con gái. Đứa a hoàn lại nói:
- Xin ông tú tạm thời đứng chờ một chút, đợi chị em tôi đi xong việc trở về, sẽ vào thông báo cho A Cô biết, hoặc giả có mời ông tú vào chơi chăng?
Một lát sau, hai đứa a hoàn trở lại, rút từ trong tay áo ra một cái túi đưa cho Sinh xem và nói:
- Món này là quà của cô Thiến bên xóm Đông tặng ông tú, chẳng hay vật gì.
Sinh chỉ cười không đáp, cầm lấy vật tặng cất đi. Hai đứa a hoàn đi vào trong nhà rồi trở ra, dẫn đường cho Sinh theo, đi vòng qua mấy bụi dâm bụt, vài bụi chuối, và hơn trăm gốc bích đào đang độ khai hoa thì đến một phiến cửa bằng gỗ, rồi mới vào cửa trong. Đứa a hoàn lại dặn bảo Sinh:
- Chỗ này kề cận với ngọa thất của A Cô, lượt sau ông tú có đến, đừng đi lối cửa trước. Gia quy của chủ nhân rất là nghiêm ngặt, nếu bị bắt gặp thì nguy lắm đấy!
Lúc mở cửa, Sinh đã thấy người con gái dựa bên cột nhà đứng chờ, đon đả cười đón Sinh, nàng nói:
- Ông tú thật là người giữ chữ tín!
Sinh thấy trú phòng gồm có ba gian, rất là trang nhã sáng sủa. Đồ đạc trần thiết toàn một thứ đỉnh đồng, lư hương và các loại đồ cổ hiếm trên đời. Trên án thư có hơn mười bộ thiếp "Au hương quán tập" của Uẩn Nam Điền, có lẽ là do người con gái tự tay mô phỏng chép lại, vì chữ của nàng trông rất giống chữ họ Uẩn. Lại còn một tập thi cảo, đề tên là "Hồng Nhuỵ Cận Cảo."
Sinh định mở ra đọc, nhưng người con gái vội vàng giữ lại, nói:
- Này, hãy tạm bàn gẫu chút đã, làm gì có thời giờ đàm luận học vấn văn chương lúc này!
Sinh ngẩng đầu lên nhìn, thấy một tấm biển đề "Lục thiên thâm xứ." Nguyên do vì bên ngoài song cửa có trồng nhiều chuối và ngô đồng.
Đến lúc đó Sinh mới biết người con gái là Vương tự là Thiềm Hương, lại còn một tự khác nữa là Tiểu Quyên.
Trong lúc hai người trò chuyện, đàm đạo, Tiểu Quyên thỉnh thoảng lại pha lẫn âm giọng men Ngô quận. Sinh hỏi duyên cớ.
Nàng ớ áp:
- Lúc còn bé thiếp theo mẹ đến sống ở Kim Sương. Đến năm mười bốn tuổi thì mẹ thiếp qua đời, thiếp mới đến đây sống với phụ thân. Cha thiếp là người ham thích đạo thuật. ông đi Thê Hà Sơn rồi, có thể sẽ đi lãm du ở vùng biển nữa, chắc chắn là phải hơn một tháng mới về, chàng cứ tạm ở đây đừng lo lắng gì cả.
Tiểu Quyên lại lấy ra một quyển sách nhờ Sinh giải nghĩa. Sách đề là: "Xam Đồng Khê".
Sinh vốn chẳng biết gì về nội dung của loại sách này, nhưng nhờ vào những tiết mục của sách, nên cứ cắt nghĩa bừa đi, khiến cho Tiểu Quyên phải bưng miệng cười khúc khích, nói:
- Chàng đúng là người ở ngoài môn này rồi.
Sau đó nàng sai người hầu sửa soạn tiệc rượu ở ngoài trúc hiên đình.
Nàng cùng Sinh ra trước. Khi đến nơi, Sinh thấy nào là giả sơn non bộ, tre trúc mọc đầy, xanh hồng vui mắt chỗ đầy chỗ thưa, nghiêng ngả coi rất là nhã chí. Vào đến bên trong đình, quần áo đều ánh lên tươi rọi như màu ngọc biếc.
Tiểu Quyên sai người đem rượu "Lục bích tửu" rót mời Sinh. Vị rượu vừa ngọt, lại vừa cay, Sinh uống một hớp, nói:
- Chà? Thứ rượu này ngon quá.
Sau đó, uống liền một lúc mười chén tống, bụng cảm thấy hơi men túy lúy, ngà ngà. Tiểu Quyên cũng đã có phần chếnh choáng, và lúc đó trời đã về khuya, nàng bèn sai hai con a hoàn cầm đèn đưa Sinh về ngủ ở phòng nơi hành lang phía Đông.
Nơi đây, giường ghế trạm trổ rất là tinh mỹ, lại sẵn chăn thêu nệm ấm. Sinh nghĩ ngủ một mình cô độc, có phần sợ hãi, nên bảo hai đứa a hoàn ở lại bầu bạn, nhưng cả hai đều từ chối không chịu, cầm đèn bỏ đị Bên ngoài chỉ nghe tiếng gió thổi vi vụ Bóng trăng mông lung mờ ảo. Sinh ngồi một mình bên song cửa, trong cảnh yên tĩnh, tịch liêu, càng cảm thấy hiu hắt buồn chán.
Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng búng gõ nhè nhẹ. Sinh ra mở cửa. Té ra là Tiểu Quyên.
Nàng mặc chiếc áo lót chẽn tay, tóc búi hơi cao, càng tăng thêm vẻ yêu kiều diễm lệ khả ái. Nàng cười bảo với Sinh:
- Để chàng phải cô đơn tịch mịch một mình, có oán thiếp không đấy? Thiếp phải chờ cho hai đứa a hoàn ngủ, mới dám đến.
Rồi nàng cởi quần áo treo lên giá ở bên cửa sổ, liếc mắt đưa tình nhìn Sinh, sau đó chủ động chui vào mùng trước.
Sinh bấy giờ cũng không cầm nổi lòng, bèn lên giường cùng nàng xoắn xuýt, mây mưa mặn nồng, không kể ra hết được.
Đến mãi lúc trời gần sáng, nghe có tiếng chuông chùa lanh lảnh, Tiểu Quyên mới mặc quần áo vào người để đi ra. Nhưng Sinh cố lưu lại.
Nàng nói:
- Sợ hai con a hoàn nó biết, rồi thì thào đồn đãi, làm chúng mình không thể kéo dài chuyện này lâu được nữa.
Buổi sáng thức dậy, người đến hầu hạ Sinh bưng thau rửa mặt, pha trà, quét tước, sai bảo đi lại, đều là hai đứa a hoàn.
Sinh thấy thế, mới hỏi:
- Nhà ta không có đầy tớ hay sao, mà phải phiền hai em bận rộn vất vả vậy?
Hai đứa đáp:
- Nhà cũng có một bà lão giữ chìa khóa để đóng cổng mở cổng, chưa từng đặt chân vào ngọa thất của cô nương lần nào. Còn bọn bộc dịch thì đều lo việc ở trên sảnh đường, có chuyện cần bẩm báo thì gõ vào tấm ván gỗ làm hiệu, chỉ phục thị chủ nhân mà thôi. Nơi đây tuyệt không có tin tức gì hết.
Sinh hỏi họ tên của hai đứa a hoàn thì được biết một đứa tên là Tiết Hoa, và một đứa tên là Ái Nguyệt, tuổi đều khoảng chừng mười lăm, nhan sắc cũng diễm lệ khả ái cử chỉ thái độ lại dịu dàng dễ yêu, nhí nhảnh uyển chuyển như chim yến ríu rít bên người. Sinh cợt nhả, ôm cả hai đứa vào lòng, rồi bế để ngồi lên đùi. Hai con a hoàn cũng đùa bỡn kề má, sờ tóc, vuốt ve thịt da Sinh, khiến chàng dục niệm nhúc nhích.
Giữa lúc chàng sắp sửa cùng hai đứa a hoàn bước vào cõi thiên thai, thì Tiểu Quyên đã trang điểm xong, thình lình đi ra bắt gặp.
Nàng cười, nói:
- Hai con tì tử ngốc nghếch này, nếu hơi nhờn mặt, thì không còn trên dưới thể thống gì nữa.
Cả hai đứa a hoàn đều ngượng nghịu, đỏ hồng đôi má như say rượu rồi cười tủm tỉm bỏ đi.
Từ đấy, Sinh và Tú Quyên ngày thì bàn luận bút nghiên, đêm thì gối chăn vẫn vũ, ái ân đằm thắm, chẳng khác gì chim hồng chim nhạn họa ca trên vân lộ, chim phỉ thí đùa giỡn chốn lan thiều.
Vui vẻ như vậy được hơn một tháng. Một hôm, bỗng ngoài sảnh đường có tiếng gõ ván làm hiệu, người lão đưa tin vào nói là chủ nhân đã từ Lao Sơn trở về cần gặp Tiểu Quyên để bàn chuyện.
Tiểu Quyên hấp tấp giấu Sinh vào chỗ màn kép, rồi vội vã đi ra. Một hồi lâu mới trở về, chau mày sau mặt, nói với Sinh:
- Hôm nay nguy quá, nếu thiếp chẳng phải là người giỏi biện bác, thì chuyện chúng mình ắt bị lộ rồi. Phụ thân thiếp bảo là thiếp lúc này mặt mày rạng rỡ tươi tỉnh, không giống ngày trước, hết lời căn vặn truy vấn. Thiếp trả lời là vì mấy ngày gần đây được đọc sách Trang Tử, thiên Thu Thủy, nên lãnh ngộ được phần nào. Thôi, bây giờ thì chàng không thể ở lại đây lâu được nữa.
Nói xong, nàng tháo chiếc vòng ngọc ở cổ tay ra, đưa tặng Sinh và tiếp:
- Chiếc vòng này là do ngoại phiên tiến cống dưới triều Tùy, tàng trữ trong cung, ngoài dân dã không ai có được. Rồi nàng lại lấy từ trong rương ra một cái túi, đổ ra hơn một trăm viên ngọc nhỏ bằng hạt đậu, trao cho Sinh, nói:
- Chàng dùng số ngọc này bán đi mà mua sắm hành trang tiến kinh khảo thí. Thiếp sẽ gặp lại chàng ở Hán Khẩu, xin chàng đợi ít lâu, thiếp sẽ đến.
Sau đó, Tiểu Quyên sai hai con a hoàn đưa Sinh ra lối cửa sau. Khi chàng về đến nhà, các bạn đồng môn hỏi chàng đi đâu, Sinh nói dối quanh quéo cho xong, rồi khăn gói quả mướp tiến kinh. Họ hàng thân tộc, có người thấy thế cười, bảo:
- Việc ông tú học đạo chỉ là lời nói cửa miệng, chứ không, sao cái bụng công danh lại sôi nổi đến thế!
Sinh không để ý đến những lời nói của họ, cứ thuê thuyền đi Hán Khẩu ngay. Đến nơi, chàng kiếm một nơi vừa kín đáo vừa yên tĩnh để trú ngụ còn tên tiểu đồng thì cho ở căn phòng phụ.
Một đêm, chàng ngồi lặng lẽ bên đèn, tưởng niệm đến cố nhân, rồi đi tới đi lui hiu quạnh. Chợt nghe ngoài thềm hình như có tiếng chim bay rơi xuống đất, lòng hoài nghi bèn ra mở cửa, té ra là hai đứa a hoàn của Tiểu Quyên đang đứng ngay trước cửa.
Hai đứa a hoàn nói:
- Cô nương nghĩ chàng một mình quán trọ cô đơn, nên sai bọn em đến trước cùng chàng bầu bạn cho khuây khỏa. Nhất tiễn song điêu, chàng thật là người có phúc, được hưởng cả.
Rồi sắp gối trải khăn, cùng Sinh quấn quít với hai nàng hầu trong hoan lạc đê mệ
Việc xong, Sinh hỏi thăm Tiểu Quyên bao giờ mới đến, thì hai đứa a hoàn đều bảo là nàng đi đường bộ, tính ra cũng phải mất mười ngày.
Đến kỳ hạn, Sinh cùng hai đứa a hoàn thuê xe ra ngoài ngoại ô đón Tiểu Quyên. Một lát sau thấy một chiếc xe phủ màn gấm, do một người lão bộc râu dài kéo, chạy tới như phị
- Cô nương? Cô nương? Xin ngừng lại.
Sinh nhìn thấy Tiểu Quyên đã thay đổi trang phục theo lối người Tô Châu, nhan sắc lại càng mặn mòi kiều diễm. Rồi nàng cùng về cả chỗ Sinh trú ngụ, ăn ở với nhau như vợ chồng.
Đến khi Sinh lên kinh đô dự thí, chỉ một lần đã đỗ, được nhập Hàn Lâm Viện. Chàng nói thác Tiểu Quyên là vợ lấy ở quê nhà, rồi đem nàng về ngụ sở. Quan trên quan dưới thấy mặt Tiểu Quyên cho nàng là tiên nữ giáng phàm.
Từ đấy Sinh tuyệt nhiên không đến thư quán ở Mông Sơn, sợ rằng thời gian trôi đi uổng phí. Còn Tiểu Quyên lại chỉ quen uống loại trà hái trên đỉnh Mông Sơn, Sinh phải tìm mọi cách mua về cho nàng.
Một hôm, nửa đêm Tiểu Quyên bổng tỉnh giấc, ngồi khóc thút thít. Sinh gạn hỏi thì nàng không đáp, Sinh phải khéo léo an ủi mãi, nàng mới nói:
- Phụ thân thiếp đã biết là chàng lấy thiếp, nên muốn đón thiếp về ngay, sợ rằng sự chia ly của chúng mình sẽ xảy ra trong nội nhật ngày mai thôi.
Sinh nói:
- Nếu vậy thì dù có phải cùng khanh trốn đến thiên nhai hải giác, ta cũng đi theo.
Nàng đáp:
- Vô ích! Duyên hết thì phải chia lỵ Tình cạn thì phải chấm dứt. Thiếp chưa từng thấy trên đời này có cặp vợ chồng nào sống với nhau bất tử đâu. Chàng cứ coi là thiếp đã chết rồi.
Sinh nghe nói thế, lòng ngậm ngùi thi lệ, không vui, thề cùng nàng tử sinh.
Tiểu Quyên phải an ủi chàng:
- Chàng sớm đỗ đại khoa, chính là phải đem cái thân hữu dụng ra giúp nước, làm quan thì tận tâm với dân, ở nhà phụng thờ cha mẹ, đó là bổn phận của chàng ngày nay, còn quyến luyến nhi nữ nào có ích gì? Thiên hạ đàn bà đẹp cũng nhiều, hà tất phải như thiếp. Vả, thiếp với Chàng, duyên tuy tận, nhưng tình chưa dứt, vẫn còn hy vọng. Chàng cố kiên trì học đạo, ngày sau sẽ có ngày tác ngộ.
Ngày hôm sau, quả nhiên trời đất bỗng tối sầm, sấm sét nổi lên đùng đùng, nhà cửa chấn động, đến khi mây tạnh mưa tan, thì chàng chẳng còn thấy Tiểu Quyên và hai con a hoàn đâu nữa.